ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM! - NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM!

Thông tin xấu, độc trên mạng xã hội và trách nhiệm của mỗi công dân

Đăng lúc: 15:31:38 05/12/2022 (GMT+7)
100%

Mạng xã hội là một thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, tạo thêm không gian để chia sẻ, trao đổi thông tin và kết nối, hợp tác trên phạm vi toàn cầu. Trước sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, chúng ta cần phải nhận diện đúng những thông tin xấu, độc khi tiếp cận nhằm phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn định chính trị xã hội của đất nước và xây dựng một môi trường sống an toàn, chất lượng.

           I. Khái niệm, giải thích khái niệm

Thông tin xấu, độc tán phát trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch.

Một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một số thông tin có những ngôn từ thô tục nội dung phản cảm, thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống…

Có những thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm như: Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi-rút… Bên cạnh đó, có thông tin sai trái như: xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực,...

III. Phân loại

Một số dạng thông tin xấu, độc hiện đang lưu hành trên mạng xã hội ở nước ta là:

(1) Thông tin chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, hòng phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

(Lấy ví dụ cụ thể)

(2) Xuyên tạc đường lối xây dựng CNXH, đường lối bảo vệ Tổ quốc và đường lối đối ngoại của Đảng ta, phủ nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi mới;

(Lấy ví dụ cụ thể)

(3) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các cuộc kháng chiến, các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta;

(Lấy ví dụ cụ thể)

(4) Xuyên tạc thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta; Vu cáo, bôi nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh trong quân đội;

(Lấy ví dụ cụ thể)

(5) Kích động xu hướng ly khai, phá hoại sự thống nhất quốc gia, dân tộc, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;

(Lấy ví dụ cụ thể)

(6) Truyền bá lối sống ích kỷ vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận (hate speech) đối với cá nhân và tổ chức;

(Lấy ví dụ cụ thể)

(7) Phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền, áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống phương Tây;

(Lấy ví dụ cụ thể)

(8) Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus...

(Lấy ví dụ cụ thể)

IV. Phương thức, thủ đoạn hoạt động

Về thủ đoạn tán phát thông tin xấu, độc, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang sử dụng các phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, xảo quyệt. Chúng lợi dụng các trang mạng lớn trên thế giới như Google, Facebook, kênh Youtube làm công cụ, sử dụng và nhân rộng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp để xuyên tạc, chống phá ta.

Đồng thời tận dụng tối đa những ý kiến, đánh giá, nhận xét của các cá nhân, tổ chức có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong và ngoài nước, tạo dựng các trang web, các tài khoản cá nhân trên mạng nói chung, trên Facebook nói riêng để “chia sẻ”, phát tán thông tin xuyên tạc, bịa đặt chống phá.

Những thủ đoạn tán phát thông tin xấu, độc bao gồm: Mỗi đối tượng sử dụng một điện thoại smartphone, máy tính bảng… để quay phim, chụp ảnh, truyền tải video, hình ảnh livestream trực tiếp từ thực địa, tác động nhanh chóng và trực tiếp tới những người tham gia mạng xã hội, tạo hiệu ứng lan truyền rộng khắp.

Giả mạo các hình ảnh, video hoặc sử dụng các thông tin cũ có hiệu ứng kích động cao đối với cộng đồng mạng để xuyên tạc, lôi kéo người dân. Giả mạo lực lượng chức năng (quân đội, công an) trà trộn vào lực lượng tham gia biểu tình hoặc có những hành vi phản cảm để quay phim, chụp ảnh phát tán lên mạng internet, mạng xã hội.

Tạo hiệu ứng đám đông trên không gian mạng bằng cách huy động một số lượng lớn các tài khoản mạng xã hội (đa số là các tài khoản ảo) gắn các biểu ngữ phản đối Đảng, Nhà nước để tạo ra hiệu ứng đám đông, từ đó người dùng mạng xã hội thường xuyên nhìn thấy các biểu ngữ phản đối hoặc những người không có lập trường tư tưởng vững vàng sẽ bị tác động thay đổi tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực.

Giả mạo tài khoản, xây dựng hàng loạt các mạng lưới tài khoản, trong đó có một số tài khoản chính thường xuyên đăng tải bài viết, thông tin xuyên tạc về một số nội dung, lĩnh vực nhất định và sử dụng hàng trăm tài khoản vệ tinh (thực chất là tài khoản ảo, có chung một chủ tài khoản) thực hiện nhiệm vụ chia sẻ trong các nhóm diễn đàn phản động hoặc các trang mạng xã hội có lượng thành viên lớn.

Đặc biệt, có nhiều tài khoản được thế lực thù địch mạo danh các nhân vật nổi tiếng, có ảnh hưởng đến cộng đồng để phát huy tối đa khả năng lan truyền thông tin gây hoang mang dư luận trong quần chúng nhân dân, kích động người dân tụ tập biểu tình ngoài thực địa và có hành vi vi phạm pháp luật.

* Một số hành vi bị nghiêm cấm điển hình

- Chia sẻ các đường link “nóng”, nhạy cảm. Phân tích đúng sai, tác hại, lấy vi dụ.

- Các trang fanpage Confession. Phân tích tác hại, lấy vi dụ.

- Vấn đề đăng ảnh “dìm hàng”, đăng ảnh của người khác khi chưa được sự cho phép. Phân tích đúng sai, tác hại, lấy vi dụ.

V. Quy định xử lý các hành vi trên

Ngày 15/4/2020, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực; Nghị định gồm 124 điều 09 chương.

Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin (gồm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; đầu tư, mua sắm; an toàn thông tin mạng; chống thư rác, tin nhắn rác; mạng xã hội, trang thông tin điện tử, trò chơi điện tử trên mạng, trò chơi điện tử công cộng) và giao dịch điện tử.

Theo đó, đối tượng bị xử phạt quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị định, gồm: Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này.

Nội dung đáng chú ý trong Nghị định số 15/2020/NĐ-CP là quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội. Cụ thể, Điều 101 của Nghị định quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

Các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn cũng bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm; cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.

Cùng với đó, mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài phạt tiền, Nghị định cũng quy định biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

Đối với hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, Nghị định này quy định rõ tại Điều 99, trong đó, phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu...

VI. Những vấn đề nóng liên quan đến thông tin xấu độc

- Sự ra đời của mạng xã hội Tiktok:

+ Sự ra đời của ứng dụng TIKTOK

Tiktok - một mạng xã hội xuất phát từ Trung Quốc từ năm 2016 đang là ứng dụng có tốc độ phủ sóng nhanh nhất dạo gần đây. Với 800 triệu người dùng thường xuyên và 2 tỷ lượt tải, không lấy làm lạ khi Tiktok đã và đang ảnh hưởng to lớn đến lối sống của bộ phận giới trẻ nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Cùng với sự nổi tiếng, Tiktok cũng nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng bên cạnh sự hấp dẫn và vui nhộn, Tiktok cũng chứa nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng và cổ xúy cho việc dễ dãi trong sáng tạo cũng như sự sao chép về ý tưởng.

Vậy Tiktok có thực sự độc hại?

Tiktok là miền đất hứa để các bạn trẻ gen Z có thể thể hiện bản sắc cá nhân cũng như tài năng của mình.

Không khó để có thể thấy nội dung phổ biến nhất trên Tiktok hiện nay là nhảy theo điệu nhạc. Độ hấp dẫn bắt mắt của các clip đó vô cùng rõ ràng với quần áo và động tác thu hút. Thế nhưng việc sao chép phong cách của nhau cùng với sự nổi tiếng quá dễ dàng đã làm giảm đi giá trị sáng tạo và cổ xúy cho ăn cắp chất xám.

Thay vì thực sự nghĩ ra cái gì đó riêng của mình, các bạn trẻ sẽ bê nguyên nội dung và chỉ thay đổi quần áo, cách trang điểm. Khi giá trị nội dung đi xuống, giá trị của nền tảng Tiktok cũng vì vậy mà giảm theo.

Việc cóp nhặt nội dung không chỉ dừng lại ở hạn chế sức sáng tạo mà còn nguy hiểm hơn khi các bạn trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên học và nhảy theo những điệu nhảy quá quyến rũ.

Các bạn ăn mặc hở hang để thu hút lượt xem mà không lường được mối nguy hiểm đến từ những kẻ xấu trên mạng, hay người giả dạng đăng video giải trí để lừa đảo.

+ Một số trào lưu xấu trên ứng dụng TIKTOK

Vạch áo khoe ngực” hay “vạch áo khoe thân” là những từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều trên mạng xã hội Tiktok khoảng một năm trước. Những hình ảnh trong nhiều clip ngắn trên Tiktok cho thấy, ban đầu các cô gái vẫn mặc áo, khoe vũ đạo khiến người xem nghĩ đây chỉ là một video bình thường, nhưng sau đó đột ngột vạch áo lên để khoe vòng một không nội y. Không chỉ trên Tiktok, nhiều trang mạng xã hội khác cũng lan truyền những hình ảnh và video của các cô gái này với tốc độ chóng mặt.

- Sự phát triển của các hội nhóm antifan

Khi trào lưu tiêu cực này vừa tạm lắng xuống thì một trào lưu khác lại nổi lên: “Lập group anti” (lập hội nhóm chống lại). Điển hình như hội nhóm chống lại (anti) Hoa hậu chuyển giới quốc tế 2018 Hương Giang với lượng thành viên lên đến con số 100 nghìn sau một thời gian ngắn. Các thành viên nhóm này cho rằng Hương Giang có những phát ngôn mâu thuẫn hay phát ngôn “thuyết giảng đạo lý” không phù hợp. Không chỉ Hương Giang, những nghệ sĩ khác như Trấn Thành, Lâm Vỹ Dạ, Thủy Tiên, Đỗ Khánh Vân,... cũng được liệt vào danh sách bị “anti” với rất nhiều hội nhóm trên Facebook.

Đáng nói hơn, nhiều người dù không phải “antifan” hay trước giờ không quan tâm đến người nghệ sĩ đó cũng tham gia vào các hội nhóm. Lý do đơn giản là vì tò mò, vì muốn kiếm câu chuyện để bàn luận rôm rả bên những cốc trà đá vỉa hè. Những hình ảnh, phát ngôn của nghệ sĩ được đưa ra bàn tán, bình phẩm nhưng trên những khía cạnh tiêu cực. “Antifan” thì hả hê, còn người tò mò thì được thỏa mãn nên những hội nhóm “anti” cứ mọc lên “như nấm sau mưa”.

Khi những cuộc nói xấu, soi mói dần trở nên “nguội lạnh”, lợi dụng lượng tương tác đủ lớn và lượng thành viên “hùng hậu”, nhiều hội nhóm anti biến thành các nhóm bán hàng online, hoặc lồng ghép thông tin quảng cáo vào những bài đăng để kiếm tiền. Phải chăng đây mới là mục đích cuối cùng của những hội nhóm anti nghệ sĩ trên Facebook?

- Hoạt động của các “anh hùng mạng” Khá Bảnh, thầy giáo Huấn Hoa Hồng, các clip hài nhảm Giả danh chủ tịch và cái kết,… cổ súy những giá trị sống phản cảm

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, những hiện tượng như Khá “bảnh” là vấn đề cực kỳ không tốt, rất nguy hiểm cho giới trẻ hiện nay. Thủ tướng đã có ý kiến rất gắt gao đối với Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến quản lý mã độc, thông tin xuyên tạc, không đúng sự thật, phản cảm, tục tĩu. Những trường hợp như thế này không thể chấp nhận được trong một xã hội lành mạnh.

Trung tá Đào Trung Hiếu, Chuyên gia tội phạm học Bộ Công an: Hiện tượng Khá Bảnh là một sự bất thường trên việc định hướng giá trị sống của giới trẻ bây giờ. Trên cộng đồng mạng xã hội, Khá "Bảnh" hiện ra như một đối tượng giang hồ có những hành vi lệch lạc, lệch chuẩn, hô hào, ứng xử theo kiểu xã hội đen. Những hành vi đó không theo đúng chuẩn mực đạo đức của xã hội được thể hiện qua thế giới mạng ảo từ quần áo, trạng phục và những hành động coi thường pháp luật như dựng xe ở trên cao tốc, đốt xe máy...

- Xâm hại tình dục, văn hóa phẩm đồi trụy khiêu dâm

+ Ví dụ Clip Tôm Hùm

+ Ví dụ clip Hiền Hồ, Trâm Anh

Bên cạnh đó, sự ra đời của twitter, zalo, telegram,…

Tại sao trên mạng cứ có hội nhóm girl xinh trai đẹp phố X, phố Y; hay giao lưu kết bạn -> biến tướng của mại dâm, thu thập hình ảnh cá nhân phục vụ mục đích khác.

Môi giới mại dâm biến tướng sang hình thức "Sugar baby - Sugar daddy" hoạt động thông qua các nhóm kín đang nở rộ trên mạng xã hội. Nhiều cô gái trẻ, thậm chí có cả những nữ sinh đã đi bán dâm, làm "Sugar baby" để lấy tiền phục vụ cho nhu cầu ăn chơi, mua sắm...

Các nhóm kín này hoạt động ở khắp các địa phương, thậm chí xuyên suốt ra nước ngoài. Mỗi nhóm kín có thể được phân loại theo loại khách hàng theo từng phân khúc: 1.000 USD, 500 USD…

Thực ra, hình thức mại dâm "“baby, daddy, mommy..." không mới, chỉ là hình thức, tên gọi khác.

- Bắt nạt trực tuyến

Giới trẻ đang ngày càng hùng hổ và ác khẩu trên mạng xã hội, sẵn sàng tấn công một cá nhân, dồn người đó đến bước đường cùng mới hả dạ. Ngoài đời, nhiều người trẻ có thái độ vô lễ với người lớn tuổi, bất mãn với cha mẹ mình, hống hách, tự cao tự đại, đi làm gặp chút khó khăn hay tổn hại đến lòng tự trọng là lập tức nghỉ việc.

+ Lộ lọt thông tin cá nhân như thế nào (tại sao mình nói thì ngay lập từ có quảng cáo, cam hay máy ghi âm có đang hoạt động kể cả khi được tắt, tại sao các quán lớn theo hệ thống luôn khuyến khích dùng wifi của họ thay vì 3G, 4G?

+ Cục An toàn thông tin đã phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý một số trường hợp như kênh Timmy TV, Thơ Nguyễn và mới đây nhất là nhóm nói xấu bố mẹ, thầy cô,… Điều này cho thấy trẻ em rất dễ bị thu hút, lôi kéo vào các nhóm thiếu lành mạnh.

Những trang thông tin xấu về nhiều vấn đề liên quan đến lừa đảo, tôn giáo, chính trị, thậm chí là tình dục, cờ bạc, cá độ...Thời gian qua, câu chuyện trẻ nhỏ tự ý tham gia trò chơi có tên “thử thách cá voi xanh” và kết cục tự vẫn của một số trẻ em là minh chứng cho thấy, khi trẻ theo dõi, làm theo những hướng dẫn nguy hại trên mạng sẽ mang đến nhiều hậu quả khôn lường. Đặc biệt, trẻ em chơi những trò chơi trực tuyến, có kết nối, chia sẻ với nhau nên từ một hành động nhỏ có thể nhanh chóng trở thành trào lưu, xu hướng khiến trẻ tham gia trong khi trẻ chưa phân biệt được các lợi ích và tác hại của những trào lưu đó.

- Drama về các "hot girl tài chính 4.0", ban ngày kéo nhau đi sống ảo, tối về đăng status nói đạo lý kinh doanh đang gây bão mạng xã hội. Những cô em hot girl tài chính này luôn cố gắng chứng minh với người xung quanh rằng: Phụ nữ hiện đại - kiếm tiền chứ không kiếm chuyện!

VII. 6 phương thức, thủ đoạn chủ yếu của dạng tội phạm trên không gian mạng hiện nay

Thứ nhất, các đối tượng sử dụng các dịch vụ có chức năng giả mạo đầu số, giả mạo số điện thoại, mạo danh cán bộ của cơ quan chức năng trong các cơ quan thực thi pháp luật như: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, yêu cầu khác nhau như phục vụ điều tra, làm người dân hoang mang, từ đó phải chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp.

Thứ hai, lừa đảo qua các mạng xã hội, cụ thể như: Chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người bị hại, sau đó tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị... sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan nhằm chiếm đoạt tiền; hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo, Viber... thông báo trúng thưởng và đề nghị nộp phí để nhận thưởng.

Thứ ba, tấn công mạng để chiếm đoạt thông tin, tài khoản, cụ thể như: Tấn công hộp thư thư điện tử, thay đổi nội dung các thư điện tử, nội dung các giao dịch, hợp đồng thương mại để chiếm đoạt tài sản; hoặc giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến để lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng và rút tiền.

Thứ tư, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động thương mại điện tử như: Các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, order hàng, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng, yêu cầu bị hại chuyển khoản đặt cọc. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng, chúng thường khóa trang mạng của mình hoặc xóa hẳn để xóa dấu vết, bỏ số điện thoại và chiếm đoạt tài sản của bị hại.

Thứ năm, thông qua hình thức kinh doanh đa cấp hoặc qua các sàn giao dịch ảo (sàn vàng, ngoại tệ, bất động sản), tự lập hoặc đứng ra làm đầu mối cho sàn giao dịch nước ngoài để lôi kéo khách hàng mở tài khoản giao dịch để chiếm đoạt tiền đầu tư.

Thứ sáu, giả mạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của người dân để chiếm đoạt tài sản.

Những kỹ năng giới trẻ cần biết

Thứ nhất, kỹ năng chọn lọc thông tin để nhận diện các thông tin xấu, độc. 

Thứ hai, các bạn trẻ cần có kỹ năng công nghệ - thông tin ở mức cơ bản để chặn, lọc, xóa, “report” (báo xấu),… các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội để không cho các thông tin đó lan tràn dễ dàng trên mạng xã hội.

Thứ ba, các bạn trẻ cần nắm vững các quy định của pháp luật cũng như những quy tắc ứng xử văn hóa trên mạng xã hội của từng mạng xã hội để tránh vô tình vi phạm các quy định này.

Thứ tư, các bạn cần rèn luyện cho mình một tư duy biện chứng, tư duy phản biện khi tiếp xúc với các thông tin trên mạng xã hội.

Thứ năm, các bạn trẻ cần trang bị cho mình kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để không ngừng cập nhật kiến thức, nâng cao “sức đề kháng” trước những thông tin xấu, độc.

Mạng xã hội là một thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, một kênh truyền thông mới quan trọng giúp con người có thêm không gian để giao lưu, chia sẻ, trao đổi thông tin và kết nối, hợp tác với nhau trên phạm vi toàn cầu. Rèn luyện kỹ năng cần thiết để chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội sẽ góp phần phát huy những tác động tích cực, hạn chế, ngăn ngừa những tác động tiêu cực của mạng xã hội, góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.

Nguồn: Bài tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống TT xấu độc trên không gian mạng tại trường THCS Cù Chính Lan của Thượng úy Nguyễn Tất Thành - PBT Chi đoàn Công an TPTH    

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
322
Hôm qua:
592
Tuần này:
4468
Tháng này:
12247
Tất cả:
371601

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289